Test Footer

anh bia facebook tinh yeu dep buon anh bia facebook tinh yeu dep buon anh bia facebook tinh yeu dep buon anh bia facebook tinh yeu dep buon anh bia facebook tinh yeu dep buon anh bia facebook tinh yeu dep buon" /> " />
1 2 3 4 5

Test Footer

Label 1

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Cuốn sách cổ nhất châu Âu đạt giá 14 triệu USD

Sách Phúc Âm của Thánh Cuthbert, được cho là cổ nhất châu Âu, sẽ ở lại Anh sau một chiến dịch vận động gây quỹ phá kỷ lục, lên tới 9 triệu bảng, của Thư viện quốc gia xứ sở sương mù.
Một nửa trong số tiền 9 triệu bảng (14,2 triệu USD) cần thiết để mua lại cuốn sách từ thế kỷ thứ 7 do Quỹ Di sản quốc gia Anh đóng góp. Phần còn lại được huy động từ nhiều quỹ từ thiện và cộng đồng.
Bìa cuốn sách Phúc Âm

Đây là chiến dịch lớn nhất từ trước tới nay do Thư viện quốc gia Anh tổ chức để đảm bảo giữ được cuốn sách, được chôn cùng với nhà lãnh đạo Thiên Chúa giáo từ thời rất xa xưa ở Anh, tại Lindisfarne, Đông Bắc Anh, vào khoảng năm 698.
“Nhìn vào báu vật nhỏ bé và đẹp đẽ này từ thời Anglo-Saxon là một vinh dự lớn,” Lynne Brindley, Giám đốc điều hành của thư viện, nói.
“Phần gáy tuyệt đẹp, những trang sách, thậm chí các đường khâu vẫn còn nguyên vẹn, giúp chúng ta có một sự kết nối trực tiếp với những tổ tiên 1.300 năm trước. Đây là cơ hội cả đời mới có một lần để đảm bảo cuốn sách ở lại và chúng tôi biết ơn cũng như xúc động vì nhiều người đã ủng hộ chiến dịch này.”
Cuốn sách được phát hiện ở nhà thờ Durham vào năm 1104 khi một cuộc tập kích của người Viking khiến người ta phải di dời quan tài chôn vị thánh cùng cuốn sách.
Cuốn Phúc Âm, được Hội Jesus Anh cho thư viện mượn từ năm 1979, đã bị rao bán vì hội cần tiền cho các mục đích khác./.
3,7 triệu USD số hóa thư viện Vatican. Đó là số tiền được Tòa thánh Vatican và Đại học Oxford công bố khi thực hiện dự án số hóa các tài liệu và tác phẩm cổ xưa trong hai thư viện nổi tiếng toàn thế giới là Vatican và Đại học Oxford.
Cụ thể, dự án số hóa thư viện Biblioteca Apostolica Vaticana sẽ tốn khoảng 3,7 triệu đô la nhằm chuyển đổi một số tài liệu cổ quan trọng trong thư viện của mình sang dạng số hóa, tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng cho tất cả mọi người.
Thời gian thực hiện dự án dự kiến sẽ kéo dài trong khoảng thời gian 4 năm với số lượng tài liệu ước tính được số hóa lên đến con số 1.5 triệu trang. Trong đó các tác phẩm liên quan đến đến nghệ thuật và khoa học xã hội được thư viện hết sức quan tâm.
Theo các chuyên gia, nhiều bản thảo viết tay của các học giả Hy Lạp cổ, các cuốn sách được in vào thế kỷ 15, các bản thảo viết bằng ngôn ngữ Hebrew và các ghi chép thiên văn nằm trong số những tài liệu sẽ được số hóa lần này. Nhiều tác phầm vốn được cha ông đúc kết ít người có điều kiện tiếp cận...
Đặc biệt tác phẩm “De Europa” viết vào thế kỷ 15 bởi Giáo Hoàng Pius II, bản Kinh Thánh in bằng tiếng Latin trong khoảng thời gian 1451 và 1455 cũng như các văn bản và kinh Tân Ước từ Church Fathers và các bức tiểu họa Byzantine, tác phẩm Sifra chép tay cổ nhất bằng ngôn ngữ Hebrew, các ghi chép về tác phẩm và công trình của Homer, Sophocles, Plato, Hippocrate (ông tổ y học tây phương) sẽ được ưu tiên làm trước và sớm đưa lên mạng.
Đây là khối lượng công việc đồ sộ khi chuyển hóa một khối lượng lớn kho tri thức, hình ảnh, tác phẩm nghệ thuật... của thư viện lên mạng. Một khi được số hóa, các tài liệu này sẽ có giá trị vô cùng to lớn đối với các học giả nghiên cứu trong lĩnh vực này, các công trình nghiên cứu sẽ nhanh hơn, nhiều hơn, và sẽ hé lộ nhiều điều mà chúng ta còn chưa hiểu rõ về lịch sử, thần học và khoa học...
Độc đáo thư viện bảy sắc cầu vồng
Nằm tại thành phố Melbourne (Úc) xinh đẹp, thư viện hiện đại dành cho sinh viên được xem là một trong những công trình kiến trúc vô cùng độc đáo.
Nhìn bên ngoài thư viện giống như biệt thự sang trọng. Không gian mở tạo môi trường học tập và trao đổi thông tin cho người học. Điều độc đáo nhất của thư viện này là nội thất và màu sắc. Cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh cực đẹp dưới đây
Thư viện cho mượn…. người
Tại phía Nam Thụy Điển có một thư viện tên Malmo hết sức độc đáo. Tại đây, bạn đọc có thể mượn một “cuốn sách sống” cùng trò chuyện, thảo luận mọi vấn đề quan tâm. “Cuốn sách” này sẽ cung cấp cho bạn kiến thức, kinh nghiệm sống cùng nhiều lời khuyên bổ ích khi áp dụng vào thực tiễn.
Thư viện với những "cuốn sách sống" đầu tiên tại Thụy Điển
Hàng tuần, thư viện này sẽ tổ chức này một nhóm gồm 1 phóng viên, 1 giáo trưởng Imam, 1 người phụ nữ hồi giáo… tổng cộng 9 thành viên tham gia hỗ trợ. Mọi người tới đây vào thứ 7, chủ nhật sẽ có cơ hội thưởng thức cà phê ngoài trời và cùng “cuốn sách sống” giao lưu 45 phút.
Hiện tại nó đã lan rộng khắp thế giới
Thư viện này bắt đầu hoạt động từ năm 2005 và cho tới nay hình thức “cho mượn người” đã trở thành hiện tượng phổ biến, được nhiều người quan tâm yêu thích, ủng hộ. Nhiều quốc gia như Bồ Đào Nha, Phần Lan, Iceland… đã vận dụng cách làm độc đáo này để thu hút người dân tới thư viện quốc gia “đọc sách”, nâng cao dân trí.
Mọi người đều rất yêu thích hình thức này
Ngày 18/3/2009, trường đại học giao thông Thượng Hải (Trung Quốc) cũng bắt tay xây dựng và thử nghiệm “thư viện sống”. Tiếp đó, một số trường học ở Đài Loan cũng mạnh dạn sử dụng “cuốn sách sống” mở mang kiến thức cho học sinh nhỏ tuổi.
Bangladesh: Thư viện lưu động giúp người dân tiếp cận với sách
Theo ông Kamal Hossain, người phụ trách dự án, hiện tổ chức này đã có 30 thư viện lưu động tại 45 trong số 64 quận ở Bangladesh, trong đó Thủ đô Dhaka có 6 thư viện. Với sự hỗ trợ tài chính của Đại sứ quán Na Uy tại Bangladesh và Bộ Phát triển Quốc tế Anh, dự án thư viện lưu động sau 10 năm hoạt động đã nâng số lượng độc giả trên khắp cả nước lên 50.000 người. Theo ông Hossain, thư viện lưu động được mở cửa cho tất cả mọi người. Để trở thành hội viên và có thể mượn sách, độc giả phải đóng khoảng 1,43 - 2,86 USD. Tại Dhaka, các thư viện lưu động mở cửa 6 ngày/tuần, từ thứ 4 - thứ 2. Mỗi thư viện phục vụ cho khoảng 40 khu vực và dừng lại ở mỗi khu vực khoảng 1 tiếng/tuần. Khoảng 100 nhân viên làm việc cho dự án thư viện lưu động này. Số lượng sách của thư viện tăng lên đáng kể từ khi dự án bắt đầu năm 1999. Hằng năm, thư viện bổ sung.Để giúp người dân Bangladesh tiếp cận với sách, Trung tâm Văn học Thế giới, một tổ chức phi chính phủ tại Bangladesh đã mở rộng dự án thư viện lưu động tới nhiều nơi trên đất nước.

Nguồn và ảnh: Bùi Thị Thu Hà (Theo www.lib.ueh.edu.vn/)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Blogger Gadgets